Thế giới
game ngày càng trở nên đa dạng muôn hình muôn vẻ, và càng ngày loại hình
giải trí này cũng càng “trưởng thành” hơn dưới cái nhìn của công chúng.Nó không còn chỉ là thứ đồ chơi con trẻ ngày nào,
mà thay vào đó đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp lớn mạnh với
quy mô và tiềm năng khổng lồ về lợi nhuận...
Ngành công nghiệp giải trí ảo nay là
một mảnh đất đầy màu nhiệm, lung linh, huyền ảo nhưng đằng sau đó cũng
là chiến trường khốc liệt giữa các công ty, tập đoàn lớn.
Consoles và những tựa game consoles chính là
một ví dụ điển hình: quy mô có vẻ nhỏ hơn, cuộc chiến có vẻ yên ắng hơn
nhưng trên thực tế cũng chẳng hề yên ả chút nào. Kể từ khi trò chơi điện
tử đầu tiên ra đời với hệ máy arcade, công nghệ kĩ thuật dần phát triển
và thay thế hệ máy chơi game cũ kĩ bằng những chiếc máy home consoles.
Lúc đầu chỉ là Nintendo với Nes, mọi người đều vui
vẻ với chiếc tay cầm bốn nút. Tuy nhiên không lâu sau, hàng loạt những
cái tên khác như Sony, Microsoft cũng nhảy vào cuộc. Qua nhiều lần thay
đổi, thế hệ máy chơi game mà chúng ta biết đến ngày nay là Playstation
3, Xbox 360 và Wii cùng nhau chia sẻ thị trường.
Kể từ đó, cuộc chiến dường như trở nên nguội
lạnh dần. Các nhà sản xuất đều “ngại ngùng” trong việc tung ra sản phẩm
mới, mọi thứ gần như vẫn dậm chân tại chỗ trong vòng năm, sáu năm trở
lại đây. Câu hỏi lớn đặt ra hiện tại chính là: liệu rằng đã đến lúc để
thế hệ máy chơi game cầm tay mới ra đời?
Thị trường game consoles là một mỏ vàng lớn, ai
cũng thấy có thể thấy được điều đó. Tuy nhiên việc nâng cấp phần cứng
lại là một vấn đề nan giải. Nó đòi hỏi thời gian, nhân tài và vật lực
trong quá trình nghiên cứu,chế tạo và thiết kế, chưa kể đến những khâu
“hậu” sản xuất như chiến lược bán hàng, lựa chọn thị trường, chi phí
marketing… Thực sự đây chẳng phải là một miếng bánh dễ xơi chút nào.
Nintendo là người đã trở lại cuộc chơi sớm nhất
– một động thái bất ngờ khi mà họ ít khi đóng vai trò là người tiên
phong. Xét đến cùng Wii U cũng chỉ là một phương án cứu cánh khi mà tuổi
thọ của Wii đã dần cạn kiệt, thậm chí đối tượng người chơi lâu năm cũng
không còn cần đến nó nữa.
Hệ máy consoles của Nintendo được hứa hẹn là một
phiên bản nâng cấp đầy mạnh mẽ và sẽ đem lại những trải nghiệm chơi game
mới lạ. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì Wii U cũng không
quá “mới” như nhà sản xuất quảng cáo, thậm chí khoảng cách của nó với
PS3 và Xbox 360 trong thời điểm hiện tại cũng chẳng lớn là bao.
Dù gì thì Xbox 360 cũng đã trở nên quá cũ kĩ.
Có phải chúng ta đang đặt kỳ vọng quá lớn vào
thế hệ máy tiếp theo? Có thể lắm. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể
hiểu được khi mà thế hệ máy consoles trước đây đã trở nên cũ kĩ. Tháng
11 năm 2005, tròn 7 năm Xbox 360 ra đời mở đầu cho thế hệ máy chơi game
cầm tay thứ hai (chúng ta có thể tạm gọi như vậy) hứa hẹn sự bùng nổ
trong những năm sau đó. Nhưng không phải lúc nào ước muốn của con
người cũng trở thành sự thực.
Thay vì một cuộc đua công nghệ đầy hấp dẫn, các nhà
sản xuất phần cứng đã vội vàng quyết định nhường sân cho các nhà phát
triển game. Ngoài sản phẩm đáng kể đó là God of War 3,
Sony có vẻ cũng không còn mặn mà để cho ra đời phần tiếp theo như đã
làm với PS2. Từ bỏ sân chơi của chính mình, các ông lớn bỏ ngỏ thị
trường game cho thế lực "ngoại đạo" đó là PC – Windows. Các fan console
bắt đầu cảm thấy thất vọng khi mà lần lượt những tựa game hàng khủng vừa
lên kệ đĩa trong thời gian gần đây đều đạt ưu thế vượt trội trên nền
máy PC.
Battlefield 3 trên Xbox360 - Playstation3 - Windows.
Một ví dụ điển hình đó chính là Battlefield 3,
bạn có thể dễ dàng quan sát hình ảnh trên đây để thấy được điều khác
biệt. Với độ phân giải cao cùng chế độ đồ họa tiên tiến, game thủ có thể
thưởng thức tựa game hàng khủng này trên một chiếc PC một cách trơn tru
với 60 hình/giây. Trong khi đó consoles tối đa cũng chỉ đạt được 30
hình/giây. Xbox và PS3 dần dần bộc lộ sự già nua và bất lực của mình.
Một số người có lẽ sẽ lập luận rằng một sản
phẩm game đâu phải chỉ làm nên từ mảng đồ họa. Nhiều game không hẳn là
xuất sắc ở vẻ bề ngoài những vẫn hấp dẫn bởi gameplay cuốn hút và cốt
truyện hấp dẫn bên trong. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó, chế độ đồ
họa trong game cũng chỉ là một phần trong rất nhiều phần tạo nên thành
công của một sản phẩm game, nhưng bạn hãy nhớ rằng consoles không chỉ
thua kém PC về mặt đồ họa.
Vẫn lấy ví dụ là Battlefield 3,
rất dễ dàng nhận ra điểm nổi trội khi nhìn vào các thông số. Số người
chơi multiplayer mà hệ máy consoles có thể “tải” được chỉ là 24, chỉ
bằng 1/3 so với số lượng đông đảo 64 game thủ cùng tham gia
trong một trận đấu trên nền máy PC.
Nhìn rộng ra, đây không đơn giản là việc tổ chức
một trận đấu với sự tham gia của nhiều người chơi hay không. Quá trình
xử lí nhanh nhạy của những chiếc máy “không phải chuyên dụng để chơi
game” có thể tạo ra một kết cấu khung nền đủ mạnh để xây dựng nên những
hệ thống NPC phức tạp, suy nghĩ và tư duy AI cũng được nâng cấp một cách
đáng kể. Kéo theo đó, tất nhiên chính là gameplay cũng được cải thiện
rất nhiều.
Batman cũng đang dần chuyển nhà sang "thành phố" mới?
Chỉ trong năm nay, chúng ta đã được thấy rất
nhiều series lớn cùng đồng loạt chuyển hướng ra mắt song song trên
platform “ngoài consoles” như: Dead
Space 2, Portal 2, Dragon Age 2, Mortal Kombat 9, Infamous 2, Gears of
War 3, Resistance 3, Batman: Arkham City, Uncharted 3, Battlefield 3,
Modern Warfare 3, Elder Scrolls V: Skyrim, and Assassin’s Creed:
Revelations...
Và theo dự đoán của những nhà phát hành game, những
quả bom tấn như vậy sẽ đem lại doanh thu không dưới 5 triệu đô la Mỹ.
Một mức doanh số bình quân xa xỉ so với thị trường thuần consoles trước
đây.
Nathan Drake đang đi tìm một miền đất mới?
Nhiều người bắt đầu tự hỏi, tại sao đến giờ này
mà các nhà sản xuất lớn như Sony hay Microsoft vẫn chưa thể hiện động
thái nào thực sự rõ rệt? Phải chăng họ không còn muốn kinh doanh nữa
sao? Trên thực tế, ngoài lý do như đã kể ở trên, Sony, Nintendo hay
Microsoft đều phải đối mặt với sự thực đó là một khi cho ra mắt sản phẩm
mới, họ sẽ cần một khoảng thời gian ít nhất là một năm để các đối tác
làm quen và bắt đầu tung ra những tựa game đáp ứng được thị hiếu.
Dĩ nhiên họ sẽ phải gồng mình lên "chịu đòn" trong
khoảng thời gian đầy khó khăn này, một hệ máy sẽ chẳng thể đắt khách nếu
thiếu đi game đỉnh. Và kết quả là vẫn chưa có ai đủ dúng cảm để bước
tiếp, còn chúng ta thì vẫn phải mòn mỏi đợi chờ.
Kratos sẽ trở về và đòi lại công lý cho Sony ?
Các fan của hệ máy console đã phải chờ đợi quá lâu,
gần một thập kỉ đã trôi qua và bước tiến công nghệ thì không chờ đợi ai
cả. Chắc chắn những nhà sản xuất thiết bị chơi game home consoles cần
tính đến chuyện hành động ngay lúc này nếu họ không muốn bị bỏ xa,
rất xa và khó có thể cạnh tranh với đối thủ "ngoại đạo" đang ngày càng
lớn mạnh ngay trên chính trên sân nhà của mình.